Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Sign In

BÀI VIẾT CỦA LÃNH ĐẠO

Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) và sự tham gia của Việt Nam

Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) và sự tham gia của Việt Nam

15/12/2015
Trong văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020 được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ hai vào tháng 12 năm 2007, đã có đề cập đến ý tưởng về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN nói riêng trong tổng thể Cộng đồng ASEAN nói chung. Cổng Thông tin điện tử Bộ xin đăng tải toàn văn bài viết của Thứ trưởng Đào Hồng Lan về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) và sự tham gia của Việt Nam.
 
Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN

Cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN

22/11/2014
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến sẽ được thành lập vào cuối năm 2015 là một bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với lao động Việt Nam cũng như công tác đào tạo nghề hiện nay.
Định hướng thiết kế chính sách giảm nghèo thời gian tới

Định hướng thiết kế chính sách giảm nghèo thời gian tới

10/11/2014
Trong hơn 2 thập kỷ qua, thành tựu giảm nghèo của nước ta được đánh giá là “ấn tượng”, góp phần ổn định xã hội, đời sống người nghèo từng bước được cải thiện, bộ mặt xã nghèo có sự thay đổi rõ nét. Đạt được kết quả này, bên cạnh nguồn lực đầu tư xã hội, hệ thống chính sách giảm nghèo đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo.
Đổi mới công tác an toàn vệ sinh lao động

Đổi mới công tác an toàn vệ sinh lao động

22/10/2014
Công tác An toàn lao động, vệ sinh lao động (ATLĐ, VSLĐ) là một chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước. Đây là điều có tính nhân văn sâu sắc vì nó hướng đến con người, bảo vệ con người được làm việc và sống trong môi trường lao động tốt nhất; con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Trong suốt quá trình phát triển của đất nước từ khi giành độc lập đến nay, công tác ATLĐ, VSLĐ luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng. Văn bản có tính pháp lý đầu tiên về công tác này là sắc lệnh số 29/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 12/3/1947. Từ đó đến nay đã có rất nhiều chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước được ban hành, góp phần quan trọng trong việc kiểm soát đượcTNLĐ, BNN qua các thời kỳ, đặc biệt là các văn bản pháp luật quy định khá cụ thể, chi tiết và thực sự tạo bước chuyển biến đáng kể về công tác ATLĐ, VSLĐ như Pháp lệnh Bảo hộ lao động ngày 10/9/1991, Bộ Luật lao động ngày 23/6/1994, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ Luật lao động 2002, 2004, 2006 và Bộ Luật lao động 2012, có hiệu lực từ ngày 01/5/2013.
Một số định hướng triển khai đề án phát triển nghề công tác xã hội trong thời gian tới

Một số định hướng triển khai đề án phát triển nghề công tác xã hội trong thời gian tới

15/10/2014
Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là tăng trưởng kinh tế phải tiến hành đồng thời với tiến bộ và công bằng xã hội. Song song với tăng trưởng kinh tế phải tập trung cho giảm nghèo, hỗ trợ các đối tượng yếu thế như người già, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người nghèo và các đối tượng xã hội khác. Thực hiện chủ trương đó, Việt Nam đã có những thay đổi tích cực và quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Nền kinh tế-xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đổi mới công tác an toàn vệ sinh lao động để hội nhập và phát triển bền vững

Đổi mới công tác an toàn vệ sinh lao động để hội nhập và phát triển bền vững

17/09/2014
Công tác An toàn lao động, vệ sinh lao động (ATLĐ, VSLĐ) là một chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước. Đây là điều có tính nhân văn sâu sắc vì nó hướng đến con người, bảo vệ con người được làm việc và sống trong môi trường lao động tốt nhất; con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.
Một số đề xuất kiến nghị hoàn thiện các chức danh viên chức công tác xã hội

Một số đề xuất kiến nghị hoàn thiện các chức danh viên chức công tác xã hội

18/08/2014
Trong những năm qua, hệ thống luật pháp, chính sách về an sinh xã hội ở nước ta đã được hình thành và từng bước hoàn thiện, bao trùm các nhu cầu cơ bản của đối tượng về nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và hướng nghiệp. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách mới về bảo trợ xã hội nhằm từng bước nâng cao mức trợ cấp, mở rộng đối tượng được trợ giúp, tạo cơ hội thuận lợi để họ tiếp cận các chính sách, dịch vụ xã hội cơ bản. Hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân viên làm công tác xã hội (CTXH) cũng ngày càng phát triển theo hướng tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng. Theo thống kê, hiện nước ta có 556 cơ sở trợ giúp xã hội, trong đó có 169 cơ sở bảo trợ xã hội công lập, 233 cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập; 32 tỉnh, thành phố đã thành lập trung tâm công tác xã hội; 124 trung tâm giáo dục lao động xã hội; 30 trung tâm điều dưỡng người có công. Hệ thống cơ sở này đang chăm sóc và nuôi dưỡng trên 41.000 đối tượng bảo trợ xã hội với khoảng 15.000 cán bộ, viên chức.
Những định hướng căn bản trong dự thảo luật bảo hiểm xã hội sửa đổi

Những định hướng căn bản trong dự thảo luật bảo hiểm xã hội sửa đổi

14/08/2014
Luật BHXH được Quốc hội thông qua năm 2006, tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi chế độ, chính sách BHXH. Sau 7 năm thực hiện, Luật đã đi vào cuộc sống, phát huy tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động, góp phần thực hiện mục tiêu an sinh xã hội của nhà nước. Quá trình triển khai thực hiện Luật BHXH đã đạt được những kết quả nhất định như nhận thức của NLĐ, NSDLĐ và xã hội đã có những chuyển biến tích cực; mọi NLĐ đểu có thể tham gia BHXH với các hình thức bắt buộc hoặc tự nguyện. Đối tượng tham gia BHXH tăng: Năm 2006 mới có 6,7 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì đến nay đã có hơn 10,6 triệu người (tăng gần 1,6 lần). Năm 2008 là năm đầu tiên triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện có 6110 người tham gia, đến nay đã có 156.000 người tham gia. Các chế độ BHXH được thiết kế phù hợp hơn, đảm bảo tốt hơn nguyên tắc đóng-hưởng, góp phần ổn định đời sống của NLĐ trong quá trình làm việc và khi hết tuổi lao động. Việc chi trả các chế độ BHXH đã đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đúng quy định của pháp luật; hình thức chi trả được cải tiến và đa dạng hơn.

Chung nhan Tin Nhiem Mang