AN TOÀN LAO ĐỘNG
08/05/2017
Anh Lê Minh Tâm- 377, Trần Hưng Đạo, Đồng Hới, Quảng Bình hỏi: Người lao động bị tai nạn do mình tự gây ra hoặc do vi phạm giao thông, xảy ra từ đường đi làm đến nơi làm việc trong thì có được công nhận là tai nạn lao động không?
30/03/2017
Chị Nguyễn Thị Thùy Trang - Tỉnh Bình Thuận hỏi: Công ty TNHH Phú Thạnh (Bình Thuận) có 3 phân xưởng sản xuất chế biến hàng thủy hải sản, nông sản đông lạnh xuất khẩu, trong đó có 1 phân xưởng chế biến hàng nông sản đông lạnh từ sơ chế làm sạch cho đến lên khuôn cấp đông (đông lạnh). Mức lương hiện tại áp dụng cho công nhân là 1,12 x 2.700.000đ = 3.024.000đ/tháng (đóng BHXH, BHYT, BHTN) theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP.
21/02/2017
Ông Nguyễn Việt Hùng hỏi: Đối với người bị tai nạn lao động, BHYT sẽ chi trả các danh mục do BHYT quy định, khoản không nằm trong danh mục thì người sử dụng lao động sẽ chi trả hay toàn bộ chi phí y tế được cả BHYT và người sử dụng lao động đồng chi trả?
22/12/2016
Ông Nguyễn Việt Hùng hỏi: Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 2/2/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động… có quy định về việc đồng chi trả. Tôi có thể hiểu, BHYT sẽ chi trả các danh mục do BHYT quy định, còn những khoản không nằm trong danh mục thì người sử dụng lao động sẽ chi trả cho người lao động, có đúng không? Hay toàn bộ chi phí y tế của người lao động khi bị tai nạn lao động được cả BHYT và người sử dụng lao động đồng chi trả?
14/11/2016
Ông Lê Minh Tâm - Tỉnh Quảng Bình hỏi: Tôi xin hỏi, người bị tai nạn lao động trong trường hợp đặc thù nêu tại Khoản 2, Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động thì có được người sử dụng lao động chi trả viện phí và tiền lương trong những ngày nghỉ để điều trị không?
20/09/2016
Ông Lê Hoài Nam - TP. Đà Nẵng hỏi: Tôi xin hỏi, chi phí giám định sức khỏe ban đầu cho người bị tai nạn lao động do đơn vị nào chi trả?
15/08/2016
Ông Hoàng Gia Định (TP. Hồ Chí Minh) hỏi: Ông Định làm nghề cơ khí sửa chữa thiết bị trong dây chuyền sản xuất ở Nhà máy Xi măng Holcim, trạm Cát Lái được 19 năm, đã qua các chức danh, kỹ thuật viên cơ khí, trưởng nhóm cơ khí, giám sát bảo trì ngăn ngừa cơ khí và kỹ sư cơ khí lâu năm. Tuy nhiên, Công ty không tính trường hợp của ông Định thuộc đối tượng lao động nặng nhọc, độc hại. Ông Định hỏi, như vậy có đúng không?
28/06/2016
Ông Hoàng Gia Định - TP. Hồ Chí MInh hỏi: Tôi xin hỏi, việc xác định người lao động làm công việc lao động nặng nhọc độc hại nguy hiểm có phục thuộc vào chức danh nghề hay không? Tôi làm nghề cơ khí sửa chữa thiết bị trong dây chuyền sản xuất ở Nhà máy Xi măng Holcim, trạm Cát Lái được 19 năm, đã qua các chức danh: Kỹ thuật viên cơ khí, trưởng nhóm cơ khí, giám sát bảo trì ngăn ngừa cơ khí và cuối cùng là kỹ sư cơ khí lâu năm. Công ty không tính cho tôi thuộc diện lao động nặng nhọc độc hại là đúng hay sai?