Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Sign In

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)

27/12/2011

Ngân hàng Phát triển châu Á (tiếng Anh: The Asian Development Bank; viết tắt: ADB) là một thể chế tài chính đa phương cung cấp các khoảng tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp các nước châu Á xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội.


Giới thiệu chung

ADB là một thể chế phát triển tài chính đa phương với 66 thành viên bao gồm 47 nước trong khu vực và 19 nước ở các nơi khác trên khắp toàn cầu. ADB hướng đến viễn cảnh về một khu vực không có đói nghèo, và tự đặt cho nó sứ mệnh giúp đỡ các quốc gia thành viên đang phát triển giảm đói nghèo và nâng cao mức sống người dân.

Cơ quan ra quyết định cao nhất của ADB là Ban Thống đốc do mỗi quốc gia thành viên đóng góp một đại diện. Đến lượt nó ban Thống đốc lại tự bầu ra trong số họ 12 thành viên của Ban Giám đốc và các cấp phó của họ. 8 trong số 12 thành viên này là đại diện của các quốc gia trong khu vực(các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương) và số còn lại là từ các quốc gia ngoài khu vực.

Ban Thống đốc còn bầu ra chủ tịch Ngân hàng, là người đứng đầu Ban Giám đốc và điều hành ADB. Mỗi chủ tịch giữ cương vị của mình trong một nhiệm kì kéo dài 5 năm và có thể được tái đắc cử. Theo truyền thống và vì Nhật Bản là một trong những cổ đông lớn nhất của ADB, cho nên chủ tịch của ADB đã luôn là người Nhật.
ADB được xây dựng như một bản sao của World Bank, với nguồn vốn thành lập xuất phát từ Chính phủ các nước Mỹ, Nhật và Tây Âu. Nguồn tài trợ chính cho các khoản cho vay của ADB là từ việc phát hành trái phiếu trên thị trường châu Âu. Dù mức tăng trưởng kinh tế ở một số nước thành viên trong thời gian gần đây đã dẫn đến một số thay đổi nào đó, thì hầu như trong suốt lịch sử của ADB, ngân hàng này vẫn hoạt động trên cơ sở các dự án, đặc biệt là trong những lĩnh vực như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp và cấp vốn vay cho các ngành công nghiệp cơ bản ở các nước thành viên. Trên lý thuyết, ADB là người cho vay của các Chính phủ và các tổ chức của Chính phủ, song nó còn tham gia vào quá trình nâng cao tính thanh khoản và tối ưu hoá hoạt động trong các khu vực tư nhân ở các nước thành viên trong khu vực.

Trụ sở của ngân hàng ADB đặt tại thành phố Mandaluyong, Metro Manila, Philippine, và có văn phòng đại diện trên khắp thế giới. Hiện ADB có khoảng 2400 nhân viên, đến từ 53 trên tổng số 66 quốc gia thành viên, và hơn một nửa số nhân viên của họ là người Philippin. CHXH Việt Nam là thành viên của ADB từ năm 1966.

Chức năng của ADB

1) Hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng, phát triển xã hội, quản lý kinh tế tốt.
2) Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng: tăng trưởng kinh tế không tự nhiên có tính bền vững và thường làm gia tăng mất công bằng. Để tăng trưởng bền vững và công bằng, cần có sự can thiệp trong khi vẫn đảm bảo một sự phát triển thân thiện với thị trường.
3) Phát triển xã hội: giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng để giảm thiểu những rủi ro trong quá trình phát triển kinh tế.
4)Quản lý kinh tế tốt: thực hiên các chính sách kinh tế một cách có trách nhiệm, có sự tham gia, có khả năng dự đoán, và minh bạch, chống tham nhũng.

Mục tiêu hoạt động

1) Bảo vệ môi trường, hỗ trợ giớivà phát triển, phát triển khu vực tư nhân, hỗ trợ hợp tác khu vực.
2) Bảo vệ môi trường: người nghèo ở thường bị buộc phải sống ở những khu vực có điều kiện môi trường bất lợi. Muốn xóa nghèo thì phải bảo vệ môi trường.
3) Hỗ trợ giới: ở nhiều nước, phần lớn người nghèo là phụ nữ. Hỗ trợ phụ nữ phát triển là một biện pháp xóa nghèo.
4) Hỗ trợ khu vực tư nhân: khuyến khích cải cách và hoàn thiện môi trường chính sách để tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân, hỗ trợ sự hợp tác giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, cho vay và hỗ trợ kỹ thuật cho các xí nghiệp tư nhân và thể chế tài chính tư nhân
5) Khuyến khích hợp tác và liên kết khu vực: khuyến khích sự hợp tác giữa các chính phủđể phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy thương mại và đầu tư, ...

Hoạt động của ADB nhắm tới việc cải thiện phúc lợi cho người dân châu Á -Thái Bình Dương, đặc biệt là 1,9 tỉ người đang sống dưới mức 2 USD/ngày. Cho dù người ta có nói nhiều về những thành công đi chăng nữa, thì sự thật, châu Á Thái Bình Dương vẫn là nơi có đến 2/3 số người nghèo của thế giới.

Quan hệ Việt Nam với ADB

Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) khi ngân hàng được thành lập vào năm 1966, nhưng các hoạt động hớp tác đã bị ngừng lại trong giai đoạn từ 1979 đến 1992, trước khi được nối lại vào năm 1993. Tổng số các khoản hỗ trợ kể từ khi ADB tái hoạt động tại Việt Nam bao gồm 78 khoản vay chính phủ trị giá 6,03 tỷ USD, 225 dự án hỗ trợ kỹ thuật trị giá 176,69 triệu USD và 23 dự án viện trợ không hoàn lại trị giá 135,6 triệu USD. ADB cũng đã phê duyệt 9 khoản vay phi chính phủ, 2 khoản bảo lãnh rủi ro chính trị và một khoản vay loại B với tổng trị giá 305 triệu USD. ADB còn tài trợ cho một số dự án hỗ trợ kỹ thuật khu vực trong khuôn khổ Tiểu vùng Mê-Kông mở rộng (GMS).

Việt Nam hiện tại là một trong những nước nhận được nguồn vốn hỗ trợ ưu đãi nhất từ Quỹ phát triển Châu Á (ADF). ViệtNamcũng là một đối tác quan trọng trong hoạt động vay vốn thông thường(OCR).

Tác động hỗ trợ

Ban đầu hoạt động của ADB tập trung vào việc khôi phục cơ sở hạ tầng và hỗ trợ các cải cách kinh tế. Kể từ năm 2002, ADB hỗ trợ các nỗ lực của chính phủ nhằm giảm nghèo, tập trung vào tăng trưởng bền vững, phát triển xã hội toàn diện, quản lý tốt và trọng tâm địa lý được đặt vào khu vực miền Trung. Một đánh giá vào năm 2002 cho thấy các dự án của ADB trong Chương trình và Chiến lược Quốc gia (CSP) giai đoạn 2002-2004 đã đáp ứng được những chiến lược phát triển của Việt Nam và đóng góp cho việc thực hiện những mục tiêu phát triển của đất nước. Đánh giá kiến nghị cần tập trung hơn nữa các hoạt động của ADB nhằm tăng cường hiệu quả phát triển, giảm các chi phí giao dịch và chi phí chung.

Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ của ADB được xác định qua quá trình chuyển đổi kinh tế của đất nước và sự tăng nhanh chóng của đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước vào khu vực sản xuất chế tạo. Đặc biệt, các hoạt động kinh tế phát triển doc theo các hành lang giao thông chủ chốt sau khi nâng cấp tuyến quốc tế Hà Nội – Lạng Sơn, Hành lang Kinh tế Đông – Tây thuộc GMS, tuyến quốc lộ thành phố Hồ Chí Minh – Phnôm Pênh đã giúp tạo ra công ăn việc làm và giảm đáng kể tỷ lệ nghèo tại khu vực này, ADB cũng đang hỗ trợ giải quyết vấn đề thiếu điện cung cấp, một trở ngài quan trọng đối với nỗ lực tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thông qua các khoản đầu tư vào các nhà máy nhiệt điện, thủy điện và hệ thống truyền tải điện.

Hoạt động hỗ trợ ADB cho khu vực tư nhân thông qua các khoản cho vay chính sách và phát triển các tổ chức tài chính phi ngân hàng đã trợ giúp cho những nỗ lực của chính phủ và khiến các công ty tư nhân phát triển mạnh cả về số lượng cũng như vốn đăng ký.

Hỗ trợ của ADB đối với phát triển nông thôn và thủy lợi đã giúp tăng năng suất nông nghiệp và thu nhập của người nông dân thông qua việc nâng cao khả năng tiếp cận thị trường và các đầu vào sản xuất, đa dạng hóa các loại cây trồng có giá trị cao và cải tiến các thông lệ quản lý nguồn nước.

Kể từ những năm 1990, hỗ trợ của ADB cũng đã có tác động đối với các lĩnh vực xã hội, chẳng hạn như trong lĩnh vực y tế dự phòng, kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới, giáo dục trung học và giáo dục chuyên nghiệp. ADB đã trợ giúp Chính phủ nâng cao chất lượng của cán bộ nhà nước thông qua chương trình đào tạo và hiện đại hóa quản lý nhà nước và hỗ trợ những nỗ lực đấu tranh của Chính phủ chống lại nạn tham nhũng và hướng đến bình đẳng giới.

Định hướng tương lai

Chương trình và Chiến lược Quốc gia (CSP) hiện tại của ADB cho giai đoạn 2007-2010 được gắn kết và hỗ trợ cho việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (SEDP) của Chính phủ giai đoạn 2006-2010. Chương trình và Chiến lược Quốc gia giải quyết những vấn đề hạn chế về cơ sở hạ tầng, phát triển xã hội, giảm nghèo và nâng cao chất lượng sống. CSP hướng mục tiêu đến sự tăng trường kinh tế vì người nghèo dựa trên sự phát triển của các doanh nghiệp, phát triển xã hội toàn diện và cải thiện việc quản lý tài nguyên thiên nhiên. Quản lý điều hành tốt, bình đẳng giới và thúc đẩy hợp tác khu vực cũng là những yếu tố chủ chót trong CSP.

CSP đề cao vai trò phát triển của khu vực tư nhân, bao gồm cả mối quan hệ đối tác nhà nước tư nhân và sẽ dần dần chuyển các khoản hỗ trợ từ cách tiếp cận truyền thống dựa trên dự án sang các hình thức cho vay khác đa dạng hơn. Trọng tâm chính sẽ tập trung giải quyết các trở ngại phát sinh gây cản trở đối với việc tăng tốc đầu tư tư nhân, bao gồm những nỗ lực để i) phát triển cơ sở hạ tầng vật chất, ii) cải thiện môi trường tạo thuận lợi cho kinh doanh, iii) củng cố các thể chế tài chính và thể chế thị trường liên quan, iv) thúc đẩy việc phát triển nguồn nhân lực. Chương trình đầu tư của ADB thhucs đẩy phát triển xã hội toàn diện và tăng cường quản lý môi trường. Báo cáo Đánh giá giữa kỳ của CSP đang được xây dựng từ đầu năm 2009 nhằm kiểm điểm những thành tựu mà CSP đã đạt được các ưu tiên phát triển của Việt Nam trong thời gian cong lại của giai đoạn và giúp xây dựng CSP mới cho giai đoạn 2011-2015 trên cơ sở Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2010-2015 và chiến lược mới của ADB, chiến lược 2020.

Việt nam vẫn tiếp tục là một trong những đối tác nhận được nguồn hỗ trợ ưu đãi lớn nhất từ Quỹ Phát triển Châu Á (ADF), với khoản phân bổ dự kiến khoảng 713,8 triệu USD cho giai đoạn 2009-2010. Hoạt động vay vốn thông thường (OCR) cũng đem lại nguồn vốn bổ sung cho các dự án có tỷ suất thu hồi vốn cao hơn, chẳng hạn như các dự án cơ sở hạ tầng, với mức phân bổ khoảng 1 tỷ USD trong năm 2009. Tuy nhiên, nhu cầu vay vốn thông thường còn lớn hơn mức phân bổ đó nhiều và dự kiến sẽ còn tiếp tục ở mức cao trong trung hạn.
Do Việt nam nằm trong số những quốc gia rất dễ chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cùng với các đối tác phát triển khác, ADB đang chuẩn bị hỗ trợ việc thực thi chương trình quốc gia của Chính phhur để giải quyết những tác động của biến đổi khí hậu
Xem