Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Sign In

Hội thảo tham vấn quốc gia lần thứ 2 của Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em (ACWC)

04/10/2022

Ngày 04/10, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với vai trò là cơ quan đầu mối phụ trách hoạt động của Ủy ban ASEAN về Thúc đẩy và Bảo vệ quyền của Phụ nữ và Trẻ em (ACWC) phối hợp với các nước thành viên ASEAN và Ban Thư ký ASEAN tổ chức Hội thảo tham vấn quốc gia lần thứ 2 của ACWC. Hội thảo có sự tham dự trực tuyến của Đại diện ACWC của Indonesia và Philippines, Ban Thư ký ASEAN, đại diện các đối tác của ACWC, các cơ quan Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế ở cấp khu vực hoạt động trong lĩnh vực này. Đại diện của các Sở, ngành liên quan của các tỉnh phía Nam, Cục Trẻ em, các trường đại học, các tổ chức quốc tế hoạt động vì quyền trẻ em và thành viên của Câu lạc bộ công tác xã hội chuyên nghiệp TP. Hồ Chí Minh cũng tham dự trực tiếp Hội thảo tại TP. Hồ Chí Minh.

Hội thảo được tổ chức nhằm mục tiêu (i) chia sẻ về các nỗ lực của ACWC trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em trong khu vực ASEAN; (ii) cập nhật về các hoạt động do Việt Nam chủ trì trong Kế hoạch công tác và các lĩnh vực ưu tiên của quốc gia về quyền của phụ nữ và trẻ em trong thời gian tới và (iii) chia sẻ điển hình tốt từ Ban Thư ký ASEAN và các nước thành viên ASEAN trong việc đảm bảo quyền cho các nhóm trẻ em dễ bị tổn thương, đặc biệt là quyền giáo dục cho nhóm trẻ em trong bối cảnh di cư.1.4.jpg

Bà Hà Thị Minh Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Hà Thị Minh Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Đại diện ACWC về Quyền trẻ em của Việt Nam cho biết ACWC đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ và trẻ em trong ASEAN thông qua việc thực hiện các Kế hoạch công tác 5 năm (giai đoạn 2012-2016 và 2016-2020) với các hoạt động về thúc đẩy bình đẳng giới, lồng ghép giới, xóa bỏ tất cả hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, tăng cường hệ thống bạo vệ trẻ em cũng như giải quyết những vấn đề mới nổi ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em ASEAN. Bà hy vọng rằng thông qua Hội thảo ngày hôm nay các đại biểu sẽ có cơ hội hiểu thêm về những nỗ lực của ACWC nói chung và của Việt Nam nói riêng trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em.
Tiếp Chương trình, bà Hou Nirmita, Đại diện Quyền Phụ nữ của ACWC Cam-pu-chia, Chủ tịch ACWC đã có bài trình bày về những cam kết và hành động của ACWC hướng tới việc xây dựng một tương lai gắn kết và chủ động thích ứng cho tất cả phụ nữ và trẻ em trong ASEAN. Bên cạnh đó, Ban Thư ký ASEAN đã giới thiệu tóm tắt về khuôn khổ, chiến lược và sáng kiến của Kế hoạch công tác ACWC giai đoạn 2021-2025, từ đó, đề xuất cơ hội hợp tác và phối hợp nhằm đảm bảo việc đạt được những tầm nhìn và mục tiêu đề.1.3.jpg
Quang cảnh Hội thảo
Cũng tại Hội thảo, bà Hà Thị Minh Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Đại diện ACWC về Quyền trẻ em của Việt Nam đã cập nhật về các hoạt động do Việt Nam ACWC chủ trì và phối hợp thực hiện trong năm 2021-2022 và dự kiến các hoạt động sẽ triển khai trong thời gian tới. Đồng thời, đại diện ACWC của Philippines và Indonesia, các đại diện từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục Trẻ em, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Lao động và Xã hội cơ sở II đã chia sẻ về điển hình tốt của quốc gia trong việc đảm bảo quyền cho nhóm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là giáo dục cho trẻ em di cư, từ đó, các đại diện tham dự Hội thảo đã thảo luận và đề xuất các khuyến nghị và cơ hội hợp tác trong thời gian tới.
Ủy ban ASEAN về Thúc đẩy và Bảo vệ Quyền của Phụ nữ và Trẻ em (ACWC) được thành lập vào ngày 7 tháng 4 năm 2010 tại Hà Nội, Việt Nam, nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16. Theo đó, Ủy ban ACWC được thành lập từ năm 2010 với mục tiêu thúc đẩy, bảo vệ, tôn trọng và thực thi các quyền của phụ nữ và trẻ em trong ASEAN để họ được sống hòa bình, bình đẳng, công bằng và thịnh vượng. ACWC bao gồm 20 Đại diện của các Quốc gia Thành viên ASEAN về quyền phụ nữ và quyền trẻ em, trong đó mỗi nước cử 02 đại diện. Mỗi Đại diện ACWC phục vụ nhiệm kỳ ba năm và có thể được bổ nhiệm lại cho nhiệm kỳ thứ hai. ACWC họp định kỳ 2 lần/ năm. 
Xem