Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Sign In

Hội nghị hướng dẫn xây dựng phương án tự chủ tài chính theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP

16/12/2022

Ngày 16/12, tại trụ sở Bộ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị hướng dẫn xây dựng phương án tự chủ tài chính theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP nhằm triển khai Nghị định đạt hiệu quả, khắc phục những tồn tại, hạn chế, đồng thời khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập đẩy mạnh tự chủ tài chính.

Hội nghị có sự tham gia của đại diện Bộ Tài chính, Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ LĐTBXH), Thủ trưởng, cán bộ phụ trách công tác Tài chính – Kế toán của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ LĐTBXH.

IMG-1572_2.JPGVụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ LĐTBXH) Phạm Quang Phụng phát biểu khai mạc Hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ LĐTBXH) Phạm Quang Phụng chia sẻ, cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập mới được Chính phủ ban hành theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 mang tính chất bao quát cao, thống nhất chung đối với các đơn vị sự nghiệp công hoạt động trong tất cả các lĩnh vực.
“Quá trình đổi mới cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập mà trọng tâm là đổi mới cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm không chỉ từ phía các cơ quan quản lý mà đòi hỏi sự đồng lòng, dám nghĩ, dám làm, sự sáng tạo của các đơn vị sự nghiệp công lập.” Vụ trưởng Phạm Quang Phụng nhấn mạnh.
Đề Hội nghị đạt hiệu quả cao, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính đề nghị các đại biểu chủ động trao đổi với giảng viên những vấn đề còn vướng mắc, khó khăn, những nội dung chưa được hướng dẫn thống nhất, cụ thể trong quá trình triển khai thực hiện tại đơn vị để được giải đáp, hướng dẫn.IMG-1607_2.JPG
Bà Vũ Thị Hải Yến, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính trình bày tại Hội nghị
Tại Hội nghị, bà Vũ Thị Hải Yến, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính đã trình bày nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo nghị định số 60/2021/NĐ-CP và thông tư số 56/2022/TT-BTC với hai nội dung chính:
Một là về các văn bản quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (quy định về đơn vị sự nghiệp công lập và quá trình đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập).
Hai là một số nội dung đổi mới về cơ chế tự chủ tài chính, trong đó bao gồm: Dịch vụ sự nghiệp công; Phân loại và xác định mức độ tự chủ tài chính và giao quyền tự chủ tài chính; Thời gian giao tự chủ; Cơ chế tự chủ tài chính; Giao dịch tài chính và liên doanh liên kết; Lập, phân bổ và giao dự toán.IMG-1596_2.JPGIMG-1615_2.JPG
Các đại biểu trao đổi tại Hội nghị
Trong khuôn khổ Hội nghị, các đại biểu cũng đã trao đổi về một số điểm mới của Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và nội dung hướng dẫn của Thông tư số 56/2022/TT-BTC, như là về xây dựng phương án tự chủ tài chính cho giai đoạn tiếp theo; về đổi mới cơ chế quản lý dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN; về quản lý giá dịch vụ công và lộ trình tính giá dịch vụ công sử dụng NSNN; tự chủ về chế độ tiền lương; về lập dự toán của các đơn vị sự nghiệp công lập,…IMG-1569_2.JPG
Toàn cảnh Hội nghị
Xem