Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Sign In

QUẢNG BÌNH VỚI CÔNG TÁC BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

10/01/2015

Các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn như Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, báo Quảng Bình, các tạp chí cũng tăng cường chuyên mục, chuyên trang về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ. Ngoài duy trì chuyên mục Phụ nữ, tháng 10/2012 Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh còn mở thêm Chuyên mục “Phụ nữ và Cuộc sống” giới thiệu các gương điển hình giỏi việc nước, đảm việc nhà, phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… Báo Quảng Bình năm 2013 đã tăng cường tuyên tuyền trên 40 văn bản về chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về bình giới, tìm hiểu Luật Bình đẳng giới; 146 bài viết, phóng sự về gương điển hình phụ nữ nữ giúp nhau xóa đói giảm nghèo, các mô hình, câu lạc bộ… vì sự tiến bộ của phụ nữ; Tạp chí Văn Hóa Quảng Bình đăng tải 17 bài viết về xây dựng gia đình văn hóa, tuyên truyền hình ảnh người phụ nữ Việt Nam Trung hậu đảm đang trong thời kỳ mới....

1. Quảng Bình tăng cường nâng tuyên truyền cao nhận thức và năng lực quản lý Nhà nước về Bình đẳng giới

Thực hiện Chương trình quốc gia Bình đẳng giới, từ năm 2011 đến nay Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình đã có nhiều văn bản hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các sở, ngành và các đơn vị triển khai thực hiện, trong đó tỉnh đã đặc biệt chú trọng đến các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về bình dẳng giới.

Sở đã thường xuyên hướng dẫn các cơ quan tuyên truyền, các địa phương phổ biến pháp luật thường xuyên về bình đẳng giới trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo nâng cao hiểu biết và nhận thức đúng về bình đẳng giới một cách toàn diện trong mọi tầng lớp nhân dân. Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng tuyên tuyền, phổ biến kiến thức về bình đẳng giới… qua giao ban báo chí địa phương. Tiến hành kiếm tra, rà soát các văn hóa phẩm phát hành trên địa bàn tỉnh, các công ty in, phát hành để kịp thời chấn chỉnh, xử lý các văn hóa phẩm mang tính định kiến xã hội, phân biệt giới…Phối hợp với Công an tỉnh, Trung tâm phòng chống HIV tập huấn tuyên tuyền phòng chống tội phạm, đặc biệt phòng chống tội phạm mua bán người đối với phụ nữ và trẻ em.

Các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn như Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, báo Quảng Bình, các tạp chí cũng tăng cường chuyên mục, chuyên trang về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ. Ngoài duy trì chuyên mục Phụ nữ, tháng 10/2012 Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh còn mở thêm Chuyên mục “Phụ nữ và Cuộc sống” giới thiệu các gương điển hình giỏi việc nước, đảm việc nhà, phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… Báo Quảng Bình năm 2013 đã tăng cường tuyên tuyền trên 40 văn bản về chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về bình giới, tìm hiểu Luật Bình đẳng giới; 146 bài viết, phóng sự về gương điển hình phụ nữ nữ giúp nhau xóa đói giảm nghèo, các mô hình, câu lạc bộ… vì sự tiến bộ của phụ nữ; Tạp chí Văn Hóa Quảng Bình đăng tải 17 bài viết về xây dựng gia đình văn hóa, tuyên truyền hình ảnh người phụ nữ Việt Nam Trung hậu đảm đang trong thời kỳ mới.

Nhiều buổi tọa đàm, hội thảo về bình đẳng giới đã được tổ chức

Đến nay, đã có 90% Đài Truyền thanh Truyền hình huyện và hệ thống truyền thanh địa phương xã, thị trấn đã bám sát kế hoạch Hướng dẫn tuyên truyền của Sở Thông tin và Truyền thông để lồng ghép phối hợp tuyên truyền tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới; tuyên truyền lồng ghép với các Chương trình mục tiêu kinh tế- xã hội  như: phòng chống mua bán phụ nữ, trẻ em, Xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới… 

Bên cạnh đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phát động và triển khai một số cuộc thi tìm hiểu chính sách pháp luật bình đẳng giới do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức trên toàn tỉnh, thu hút sự tham gia của động đảo người dân, có gần 10.000 bài dự thi, nhiều bài thi được đầu tư công phu, có chất lượng cao. Nhờ đó, Quảng Bình đạt 01 giải của Ban tổ chức (giải người cao tuổi nhất dự thi).

Để trang bị cho đội ngũ cán bộ các cấp thực hiện tốt công tác bình đẳng giới, Sở đã biên tập và in 500 cuốn sách “Hệ thống các văn bản hiện hành quy định về Bình đẳng giới” và cung cấp cho cán bộ làm công tác bình đẳng giới cấp xã, huyện và các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh.

Cùng với các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, Quảng Bình cũng rất quan tâm đến việc nâng cao năng lực hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới.  Xác định vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới, trong 02 năm Sở LĐTBXH đã tổ chức được 09 lớp tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác bình đẳng giới các cấp trong toàn tỉnh thu hút trên 1.000 người tham gia. Nội dung tập huấn gồm: Giới thiệu quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước về công tác bình đẳng giới, nâng cao nhận thức về giới và công tác bình đẳng giới.

 

Sở Tư pháp đã phối hợp với các Sở, ban, ngành đoàn thể tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh liên quan đến bình đẳng giới. Đến nay, trên 70% dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật ban hành mới đã thực hiện đúng quy trình lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, tuy nhiên việc phân tích tác động của các văn bản này đối với phụ nữ và nam giới còn chưa thực hiện tốt.

Sở LĐTBXH cũng thực hiện công tác giám sát, kiểm tra thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới ở các sở, ngành và các huyện, thành phố; hướng dẫn các sở, ban, ngành các huyện, thành phố lồng ghép giới trong xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; thực hiện tốt công tác tổng hợp, thống kê bình đẳng giới trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục – đào tạo, văn hóa, thông tin, khoa học, công nghệ, gia đình...

Để nâng cao năng lực cán bộ cấp cao, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức nhiều hoạt động như: Xây dựng kế hoạch tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm về bình đẳng giới ở các tỉnh phía nam cho đoàn cán bộ cấp cao của tỉnh, Phối hợp Hội LHPN tỉnh tổ chức hội thảo về công tác bình đẳng giới phát sóng trên đài Phát thanh -  Truyền hình Quảng Bình, phối hợp Sở Nội vụ tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo nữ ở các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Năm 2013, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức được 01 hội nghị tập huấn cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, với hơn 70 người tham gia.

Có thể nói, các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức và năng lực quản lý Nhà nước về BĐG ở Quảng Bình thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành các chỉ tiêu về bình đẳng giới trên địa bàn.

2. Quảng Bình: Nhiều giải pháp tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động


Theo thống kê của sở Lao động – Thương binh và Xã hội Quảng Bình, bình quân từ năm 2006 – 2011, mỗi năm Quảng Bình có 180 người chết vì tai nạn lao động, riêng năm 2013, thực hiện theo dõi tình hình tai nạn lao động ở các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn, đã ghi nhận 40 vụ tai nạn lao động làm chết 11 người.

(Ảnh minh họa)

Nguyên nhân của các vụ TNLĐ chết người được đánh giá là do trình độ, kinh nghiệm, tác phong công nghiệp của công nhân còn hạn chế, thiếu thận trọng trong thao tác; chủ quan, vi phạm quy trình, quy định, nội quy an toàn; sự phối hợp công việc trong nhóm thợ chưa tốt dẫn đến tai nạn cho bản thân và đồng đội; Do chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, công tác triển khai biện pháp kỹ thuật thi công, biện pháp kỹ thuật an toàn của cán bộ chưa đảm bảo; Do công tác quản lý, tổ chức điều hành sản xuất, chỉ đạo thi công của cán bộ công trường, phân xưởng chưa đầy đủ theo thiết kế, hộ chiếu và quy trình kỹ thuật; bố trí lao động, phân công công việc không cụ thể, thiếu biện pháp kỹ thuật an toàn; Do công tác tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện an toàn lao động cho công nhân chưa hiệu quả;...

Bên cạnh đó, trong số hơn 3.000 doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, phần nhiều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh dịch vụ nên công việc không ổn định, do vậy việc tập huấn, huấn luyện về ATVSLĐ-PCCN gặp nhiều khó khăn. Người lao động chủ yếu chuyển từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp chưa được đào tạo bài bản, ý thức kỷ luật của người lao động về pháp luật ATVSLĐ còn hạn chế. Mặt khác người sử dụng lao động chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt mà chưa quan tâm đến vai trò quan trọng của ATVSLĐ. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, trong nước thực hiện thắt chặt đầu tư công đã tác động mạnh đến doanh nghiệp, nhiều lao động thiếu việc làm đã ảnh hưởng đến công tác ATVSLĐ.

Bước sang năm 2014, công tác ATVSLĐ được đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết. Theo ông Phạm Xuân Bình, Giám đốc sở LĐTBXH tỉnh, trong thời gian tới tỉnh phấn đấu bảo đảm 70% cán bộ quản lý nhà nước về ATVSLĐ được tập huấn, tiếp cận các nội dung về công tác ATVSLĐ. Nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về công tác ATVSLĐ đối với người sử dụng lao động và người lao động nhằm bảo đảm an toàn lao động trong quá trình làm việc, hạn chế tối đa các nguy cơ gây tai nạn lao động, các yếu tố gây bệnh tật hoặc bệnh nghề nghiệp đối với người lao động; giảm tổn thất về kinh tế của nhà nước, của doanh nghiệp do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra. Tăng cường năng lực thông tin tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ. Phát huy vai trò quần chúng và tổ chức phong trào quần chúng tham gia công tác ATVSLĐ, đẩy mạnh xã hội hóa ATVSLĐ; bảo đảm 90% thiết bị, máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt được kiểm định trước khi sử dụng. Giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người, tăng 5% cơ sở thực hiện khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động”.

Để đạt được những mục tiêu trên cần tiến hành các giải pháp: Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức huấn luyện đến tận cơ sở; tuyên truyền các chương trình ATVSLĐ trên các phương tiện truyền thông đại chúng; đổi mới công tác thanh tra lao động đối với các doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động; đẩy mạnh công tác tự kiểm tra giám sát an toàn vệ sinh lao động ở cơ sở; tăng cường công tác giám sát của tổ chức công đoàn trong việc thực hiện pháp luật, chính sách bảo hộ lao động.

 


Xem