Được thành lập từ năm 2004 với chỉ tiêu 50 giường nghỉ, đến nay, Trung tâm Điều dưỡng NCC tỉnh đã nâng lên 70 giường. Mỗi năm, Trung tâm tiếp đón khoảng 2 nghìn người có công đến nghỉ dưỡng, trong đó có khoảng 1.700 người trong tỉnh, 300 người có công của các tỉnh Tuyên Quang, Hà Nội, Lạng Sơn gửi đến. Xác định các đối tượng đều là những người có công, cao tuổi nên cán bộ trung tâm luôn quan tâm, chăm sóc các mẹ, các dành cho các mẹ, các cụ những tình cảm đặc biệt như con cái đối với cha mẹ.
1. Trung tâm điều dưỡng NCC Thái Nguyên: Tri ân NCC bằng nghĩa cử cao đẹp
“Người có công đã chịu nhiều thiệt thòi nên khi đến đây nghỉ ngơi, điều dưỡng, tất cả cán bộ Trung tâm đều phục vụ hết mình…”

Khám chữa bệnh cho NCC tại Trung tâm
Được thành lập từ năm 2004 với chỉ tiêu 50 giường nghỉ, đến nay, Trung tâm Điều dưỡng NCC tỉnh đã nâng lên 70 giường. Mỗi năm, Trung tâm tiếp đón khoảng 2 nghìn người có công đến nghỉ dưỡng, trong đó có khoảng 1.700 người trong tỉnh, 300 người có công của các tỉnh Tuyên Quang, Hà Nội, Lạng Sơn gửi đến. Xác định các đối tượng đều là những người có công, cao tuổi nên cán bộ trung tâm luôn quan tâm, chăm sóc các mẹ, các dành cho các mẹ, các cụ những tình cảm đặc biệt như con cái đối với cha mẹ.
Trung tâm thường tổ chức đón mỗi đợt 50-70 người ở một địa phương, vừa để thuận tiện cho huyện trong tổ chức đưa đón người có công, vừa là các cụ có quen biết nhau sẽ dễ dàng chuyện trò, gần gũi. Mỗi kỳ nghỉ có 7 ngày, với lịch sinh hoạt cụ thể của từng ngày, như: tham quan khu du lịch Hồ Núi Cốc; tập luyện thể thao với các môn: cầu lông, bóng bàn, bi-a, cờ tướng; tập luyện tại phòng phục hồi chức năng với các dụng cụ mát xa toàn thân, lắc vòng, máy chạy bộ, đạp xe; giao lưu văn nghệ với Chi đoàn thanh niên, hát karaoke màn hình lớn tại hội trường... Ngày đầu tiên các cụ đến Trung tâm được làm quen với môi trường, được cán bộ Trung tâm phổ biến nội quy, các hoạt động trong suốt thời gian nghỉ dưỡng và công khai chế độ của từng ngày để các cụ nắm được…
Bà Chu Thị Ngọ (thuộc xóm Cao Lầm, xã Phú Thượng huyện Võ Nhai) tâm sự: được sự quan tâm của Nhà nước đến những gia đình chính sách nên năm nay tôi được đi nghỉ dưỡng ở Trung tâm điều dưỡng. Đến đây, tôi rất vui vì có nhiều người có hoàn cảnh giống mình, khu nhà ở thoáng mát, không khí trong lành, gần hồ Núi Cốc rất nên thơ mà tôi chỉ mới được biết trên tivi.
Ông Hoàng Văn Tế, Giám đốc Trung tâm cho biết: Chúng tôi nghĩ rằng, người có công đã chịu nhiều thiệt thòi nên khi đến đây nghỉ ngơi, điều dưỡng, tất cả cán bộ Trung tâm đều phục vụ hết mình, không có thứ bảy, chủ nhật hay giờ hành chính với phương châm để những người có công có giấc ngủ ngon, ngủ sâu, bữa ăn hợp khẩu vị... để hy vọng bù đắp phần nào những mất mát của họ. Lần trở lại họ luôn có ấn tượng tốt đẹp và coi đây là ngôi nhà chung của những người có công với cách mạng, cảm nhận được sự quan tâm của Nhà nước đối với những người đã có nhiều đóng góp, cống hiến, hy sinh vì độc lập, tự do để có được cuộc sống hòa bình như hôm nay.
2. Thái Nguyên thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”
Tỉnh Thái Nguyên hiện có trên 1,2 triệu dân, đối tượng hưởng chính sách người có công với cách mạng, chiếm trên 10,3% dân số, trong đó gần 23.500 đối tượng đang hưởng trợ cấp hàng tháng, trên 93.00 đối tượng hưởng chế độ ưu đãi về BHYT và chế độ mai táng khi qua đời, 5.173 đối tượng là con của người có công đang theo học ở các nhà trường hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước.
Trong những năm qua, Thái Nguyên luôn quan tâm đặc biệt tới các đối tượng người có công, đối tượng người cao tuổi, người tàn tật, người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều được triển khai thực hiện đầy đủ, đúng đối tượng. Đã khuyến khích các thành phần trong xã hội tham gia xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội; thúc đẩy các nỗ lực của bản thân người dân, gia đình, cộng đồng trong việc bảo đảm an sinh xã hội.

Chăm sóc và kiểm tra sức khỏe cho người có công
Trong 5 năm 2007-2012, toàn tỉnh đã vận động đóng góp, xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được trên 16 tỷ đồng, hỗ trợ xây mới 791 ngôi nhà tình nghĩa trị giá gần 19 tỷ đồng, sửa chữa 240 nhà trị giá trên 2 tỷ đồng cho các gia đình chính sách người có công với cách mạng tại 181 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, tặng hơn 210 nghìn xuất quà cho người có công trị giá gần 17 tỷ đồng; tổ chức điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho trên 24 nghìn lượt người có công. Ngoài chế độ khám, chữa bệnh bằng Thẻ bảo hiểm y tế, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Bệnh viện chỉnh hình phục hồi chức năng tổ chức 242 đợt khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho hơn 52 nghìn lượt đối tượng, trị giá 1,88 tỷ đồng. Công tác xây dựng, tu sửa đền đài, bia, nghĩa trang, mộ liệt sỹ, các công trình ghi công liệt sỹ cũng được tỉnh chú trọng, ngành Lao động – Thương binh xã hội tỉnh Thái Nguyên đã chủ động tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của Trung ương và chỉ đạo các địa phương huy động hàng nghìn ngày công lao động để xây dựng mới Đền thờ các anh hùng liệt sỹ huyện Phổ Yên, khu di tích lịch sử cách mạng ở rừng Khuôn Mánh – Võ Nhai, nghĩa trang liệt sỹ huyện Đồng Hỷ, nghĩa trang liệt sỹ thị xã Sông Công, 6 Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ thuộc các xã ở Định Hóa, Võ Nhai, thành phố Thái Nguyên...đồng thời làm tốt công tác đón nhận, di chuyển hài cốt liệt sỹ về địa phương, tôn tạo, tu sửa phần mộ của các liệt sỹ tại các nghĩa trang. Hàng năm, vào các dịp lễ tết, các địa phương đều tổ chức các đoàn đại biểu đặt vòng hoa, thăm viếng các Đền thờ liệt sỹ, Đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sỹ trong toàn tỉnh, tổ chức đưa đón thân nhân liệt sỹ đi thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn – tỉnh Quảng Trị...
Vừa qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh cũng đã tổ chức Lễ tiếp nhận tiền ủng hộ tôn tạo Khu di tích lịch sử 27/7 thuộc xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn (Đại Từ), nơi đã diễn ra Lễ mít tinh công bố lấy ngày 27/7 hằng năm là Ngày Thương binh - Liệt sĩ toàn quốc, theo đó mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành đóng góp tối thiểu một ngày lương để tiếp tục đầu tư, tôn tạo, nâng cấp các hạng mục công trình thuộc khu Di tích trong thời gian từ ngày 12/8 đến 30/11/2012.
Sau hơn 2 tháng phát động, đến nay gần 1000 cán bộ, công nhân viên chức và người lao động trong ngành Lao động – TBXH đã ủng hộ được trên 82 triệu đồng. Số tiền ủng hộ này, Sở Lao động – TBXH tỉnh Thái Nguyên sẽ chuyển về Bộ Lao động – TBXH và cùng với số tiền ủng hộ của Cán bộ, công nhân viên chức đang công tác trong ngành Lao động – TBXH trong cả nước cùng các nguồn kinh phí khác sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cấp các hạng mục công trình của Khu di tích 27/7. Đây là hoạt động thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn sâu sắc đối với sự hy sinh to lớn của các Anh hùng, liệt sĩ đối với sự nghiệp giải phóng đất nước, giành độc lập tự do cho dân tộc.
3. Thái Nguyên: Nhiều cơ hội học nghề dành cho lao động khu vực Núi Pháo
Xác định ngoài việc ổn định nơi ăn chốn ở cho con em tại vùng dự án khu vực Núi Pháo thì vấn đề tạo việc làm cho lao động địa phương là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nên thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách phù hợp đào tạo nghề dài hạn đối với lao động trong tỉnh.
Đầu tháng 7 vừa qua, Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo đã phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Luyện Kim Thái Nguyên - một trong những trường có nhiều chính sách ưu việt trong công tác tuyển sinh, đào tạo cũng như bố trí việc làm sau đào tạo cho học sinh, sinh viên tổ chức Lễ khai giảng lớp Trung cấp nghề Hàn - Điện - Cơ khí khóa 48, năm học 2012-2013. Đây là một trong những hoạt động khẳng định hơn nữa sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho con em vùng dự án trên địa bàn.
Với chuyên môn là đào tạo trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, công nhân kỹ thuật lành nghề bậc 3/7, bậc 4/7 các nghề Cơ, Điện và Luyện kim, khai khoáng, tuyển khoáng, đồng thời đào tạo công nhân kỹ thuật tay nghề chất lượng cao…, nhà trường được doanh nghiệp “đặt hàng” đào tạo 3 nghề: trung cấp điện công nghiệp, sửa chữa và nghề hàn. 90 học viên tham gia khóa đào tạo là con, em các gia đình bị ảnh hưởng bởi Dự án Núi Pháo. Trong suốt khoá học kéo dài 18 tháng, các em sẽ được Công ty hỗ trợ đồng phục, tiền ăn, ở, đi lại và thiết bị đào tạo, được học lý thuyết và thực hành trên dây chuyền công nghệ của Công ty. Chương trình đào tạo dành cho các em thiên về thực tế, phân bổ 70% thời gian học là thực hành, 30% thời gian còn lại học lý thuyết. Cán bộ, giảng viên tham gia dạy nghề cho các em đều có chuyên môn cao và đủ chuẩn theo quy định mới. Cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, đầy đủ; tài liệu, giáo trình giảng dạy đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu của các lớp học nghề.
Trong quá trình tham gia các lớp dạy nghề, UBND tỉnh hỗ trợ học phí, Công ty hỗ trợ tiền sinh hoạt và có các chế độ ưu đãi khác, giao thông đi lại thuận tiện, hơn nữa, cơ sở vật chất của Nhà trường được trang bị khá hiện đại từ nơi ăn ở, sinh hoạt, học tập cho học sinh. Học sinh đến học tập tại Trường được miễn học phí theo đúng như cam kết giữa nhà trường với doanh nghiệp nên tất cả học viên đều yên tâm yên tâm học tập. Sau khi kết thúc khoá đào tạo, nếu đạt trình độ theo yêu cầu, các em sẽ được bố trí việc làm tại công ty khai thác khoáng sản khu vực Núi Pháo với mức lương hấp dẫn từ 6-12 triệu đồng/người/tháng….
Theo ông Nguyễn Thành Long - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, số tiền hỗ trợ đào tạo nghề không lớn nhưng thể hiện rõ sự quan tâm của tỉnh đối với người lao động và doanh nghiệp. Với phương pháp làm như trên thì người lao động trong tỉnh bị mất đất sản xuất sẽ có cơ hội được học nghề, giải quyết việc làm ngay tại địa phương. Từ những kết bước đầu trong công tác hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho người lao động cho thấy chủ trương của tỉnh đã đi đúng hướng, nhận được đồng tình của người lao động, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề.
