Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Sign In

Xuất khẩu lao động năm 2005: Mở thị trường mới châu Âu, Bắc Mỹ

01/12/2004

Ngoài việc duy trì hai thị trường truyền thống lương cao là Nhật Bản và Hàn Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đang thi nhau tìm thêm thị trường mới, có lợi cho người lao động.

Năm 2004, xuất khẩu lao động (XKLĐ) của VN gặp rất nhiều khó khăn, bởi các tác động xấu từ tình hình lao động thiếu việc làm và bỏ trốn gia tăng ở hai thị trường XKLĐ lớn nhất là Malaysia và Đài Loan. Nhưng từ trong khó khăn, nhiều doanh nghiệp (DN) đã xoay trở, tìm hướng đi bằng việc khai thác các thị trường mới, thu nhập cao, tạo được sự quan tâm của người lao động (NLĐ). Các nỗ lực này đang mang lại những tín hiệu lạc quan cho XKLĐ năm 2005. Giữ thị trường truyền thống Những năm 2003 về trước, chỉ có 9 DN phái cử của VN được Hiệp hội DN vừa và nhỏ Hàn Quốc (KFSB) cấp chỉ tiêu đưa lao động sang Hàn Quốc theo chương trình tu nghiệp sinh (TNS). Nhưng kể từ giữa tháng 8-2004, VN có thêm một chương trình mới về đưa lao động sang Hàn Quốc làm việc theo Luật Cấp phép lao động nước ngoài. Đến tháng 11, đã có trên lao động được đưa đi, 900 lao động khác đã được lựa chọn. Theo chỉ tiêu, sẽ có 3.000 lao động đi theo Luật Cấp phép lao động nước ngoài trong năm nay. Ngoài chương trình cấp bộ này, một số DN cũng tranh thủ tìm nhiều hợp đồng đưa lao động sang Hàn Quốc. Tháng 4-2004, Công ty Hợp tác lao động nước ngoài LOD và Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà được Hiệp hội Xây dựng Hàn Quốc (CAK) phân bổ chỉ tiêu đưa đi 900 lao động xây dựng trong năm 2004. Với nỗ lực mở rộng thị trường, cách đây một tuần, Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA cũng chính thức được CAK cho phép đưa lao động xây dựng sang Hàn Quốc. Sau nhiều chuyến khảo sát và tìm được đối tác, đến tháng 5-2004, Công ty Dịch vụ - Xuất Nhập khẩu - Tiểu thủ công nghiệp các tỉnh phía Nam Coopimex được Cục Quản lý lao động ngoài nước cho thí điểm triển khai “Chương trình Thẻ vàng” đưa lao động kỹ thuật cao sang Hàn Quốc, liên kết với Tổ chức Công nghệ công nghiệp Hàn Quốc - Kotef. Mở rộng thị trường Anh Quốc ở các thị trường khác, một số DN cũng tranh thủ được nhiều hợp đồng, mở một số thị trường mới thu nhập cao, thu hút sự quan tâm của NLĐ. Điển hình ở Nhật Bản, Công ty Dịch vụ - XKLĐ & Chuyên gia Suleco ký được hợp đồng đưa 200 lao động đi tu nghiệp ngắn hạn ở lãnh vực nông nghiệp (thu hoạch mía). Nhưng nổi bật nhất, phải kể đến hai đơn vị là Tổng Công ty Công nghiệp ô tô VN (Vinamotor) và Công ty Du lịch - Dịch vụ dầu khí OSC VN khai thác được hợp đồng đưa lao động sang Anh làm việc ở lãnh vực dọn buồng khách sạn. Đến nay, mỗi công ty đã đưa sang thị trường này hơn 160 lao động. Ông Ngô Văn Thu, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ - Du lịch & XKLĐ thuộc OSC VN, cho biết thu nhập bình quân của mỗi lao động ở Anh 1.300 USD, có lao động 2.500 USD/tháng. Tiềm năng từ thị trường Trung Đông, New Zealand Ông Trần Quốc Ninh, Giám đốc Suleco, cho biết mục tiêu vẫn là duy trì hai thị trường truyền thống lương cao là Nhật bản và Hàn Quốc, bên cạnh tập trung tìm kiếm, mở thêm các thị trường mới, nhất là các nước châu Âu. Ông Ngô Văn Thu cho biết, năm 2005, trên cơ sở hợp đồng ký với đối tác, OSC VN sẽ đưa lao động sang Anh làm việc ở nhiều vị trí công việc khác nhau, chứ không chỉ dừng lại ở lãnh vực dọn buồng khách sạn như đang làm. Ngoài thị trường Anh, OSC VN cũng đang tiến hành đàm phán tìm kiếm mở một số thị trường mới ở châu Âu, Bắc Mỹ... Ông Nguyễn Hải Nam, Giám đốc Công ty XKLĐ - Thương mại - Du lịch Sovilaco, cho rằng không thể quanh quẩn các thị trường cũ, mà phải chuyển hướng tìm các thị trường khác chi phí thấp, lương cao, có lợi cho NLĐ. Tại công ty này, phòng xuất khẩu chuyên gia vừa thành lập. Ông Lê Văn Hạ, trưởng phòng, cho hay vừa ký được một số hợp đồng mới, tuyển nhiều kỹ sư công nghệ thông tin (lập trình viên phần mềm, hệ thống, thiết kế web...), điện tử đi làm việc ở Hàn Quốc; kỹ sư và lao động kỹ thuật cao ngành cơ khí, sửa chữa ô tô đi Nhật Bản và lao động đi các nước Kuwait, Qatar, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất làm việc ở lãnh vực khách sạn. Ngoài các hợp đồng này, theo ông Hạ, Sovilaco cũng đang tiến hành khảo sát, thăm dò đưa lao động sang Singapore, New Zealand. Mục tiêu mỗi năm Sovilaco đưa hơn 200 lao động kỹ thuật cao s
Xem