Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Sign In

Ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng góp phần thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội

30/12/2004

Chính sách hậu phương quân đội là một bộ phận lớn trong hệ thống các chính sách xã hội. Tuy nhiên, ở một chừng mực và một nội dung cụ thể thì chính sách hậu phương quân đội còn là bộ phận trọng yếu của chính sách an ninh quốc phòng...Chính sách hậu phương quân đội là sách lược và kế hoạch cụ thể của Đảng và Nhà nước nhằm định hướng và phục vụ sự nghiệp củng cố quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Tổ quốc, phục vụ sự nghiệp xây dựng quân đội. Hệ thống chính sách này sẽ tác động trực tiếp đến những đối tượng đã, đang và sẽ phục vụ nhiệm vụ xây dựng, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc của quân đội.

Trong phạm trù chính sách hậu phương quân đội có một nội dung hết sức quan trọng. Đó là chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng, là những quy định chung của Nhà nước, bao gồm mục tiêu, phương hướng, giải pháp về việc ghi nhận công lao, sự đóng góp, hi sinh cao cả của người có công, tạo mọi điều kiện, khả năng, góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thân đối với người có công... Trong suốt chiều dài lịch sử kiên cường đấu tranh cách mạng dành độc lập, tự do, thống nhất tổ quốc, xây dựng và bảo vệ đất nước, chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng đã góp phần to lớn, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, củng cố quốc phòng... Nội dung chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công Ưu đãi xã hội đối với người có công được ghi nhận ở Cương lĩnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, các chỉ thị, nghị quyết,...của Đảng đồng thời còn là một nguyên tắc Hiến định tại Điều 67 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước do Chính phủ và các cơ quan chức năng của Chính phủ ban hành. Chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công có một vị trí quan trọng liên quan chặt chẽ đến chính sách kinh tế, xã hội, đến sự ổn định và phát triển của chế độ xã hội, được biểu hiện ở các nội dung chính như: - Chính sách ưu đãi về trợ cấp ( trợ cấp ưu đãi một lần, trợ cấp tuất liệt sĩ, trợ cấp thương tật, bệnh tật cho thương bệnh binh, trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng...). Chế độ này có ý nghĩa kinh tế - xã hội sâu sắc, phù hợp với thực tiễn, một sự trợ giúp, nâng đỡ có hiệu quả đối với người có công trong thời kỳ chuyển sang cơ chế thị trường - Chính sách ưu đãi về kinh tế xã hội ( ưu đãi về giáo dục, đào tạo, lao động, việc làm, tín dụng, nhà ở, đất ở...). Chế độ này có nhiều nội dung cụ thể sinh động, thể hiện sự quan tâm, chăm lo mọi mặt đời sống, xã hội đối với người có công. - Chính sách khen thưởng, xử lý vi phạm trong việc xác nhận người có công, thực hiện chế độ ưu đãi, sử lý người có công đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm tội. - Chính sách hỗ trợ, vận động theo cơ chế xã hội hoá ( sự định hướng chỉ đạo phong trào chăm sóc người có công ở 5 chương trình: nhà tình nghĩa, sổ tiết kiệm tình nghĩa; chăm sóc thương bệnh binh nặng, bố mẹ liệt sĩ cô đơn, con liệt sĩ mồ côi, phụng dưỡng Bà mẹ VNAH; xây dựng, cải tạo các công trình ghi công, mộ, nghĩa trang liệt sĩ; quỹ đền ơn đáp nghĩa... 10 năm thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công Năm 1994, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, đến nay kết quả đại được hết sức khả quan: - Trên 8 triệu người thuộc diện người có công được hưởng chế độ ưu đãi ( chiếm 10% dân số cả nước), trong số đó có trên 4 triệu người hưởng chế độ ưu đãi kháng chiến, trên 2 triệu người là thân nhân của người có công mất trước năm 1995. Số người có công đang hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng là 1,5 triệu người. - Nguồn kinh phí đảm bảo chi trả trợ cấp ưu đãi thường xuyên mỗi năm lên tới hàng ngàn tỷ đồng và được điều chỉnh phù hợp với nguồn tài chính quốc gia, tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước qua từng thời kỳ: năm 2004 là 4.800 tỷ đồng, năm 2005 là 5.800 tỷ đồng và năm 2006 sẽ là trên 6.300 tỷ đồng... - Các chế độ ưu đãi về kinh tế xã hội ( ngoài trợ cấp) bước đầu đạt hiệu quả thiết thực, là yếu tố góp phần từng bước cải thiện, nâng cao mức sống của người có công và gia đình có công, cụ thể: * Bảo hiểm y tế cho 1.104.000 người/năm, kinh phí 121 tỷ đồng * Hỗ trợ người có công, con em của người có công đang học ở nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân mỗi năm gần 100 tỷ đồng * Hỗ trợ người hoạt động cách mạng kháng chiến trước năm 1945 cải thiện nhà ở, kinh phí 800 tỷ đồng. Hàng chục ngàn gia đình người có công được hưởng chế độ ưu đãi khi mua nhà thuộc sở hữu Nhà nước hoặc được chính quyền địa phương cấp đất ở ổn định... - Gần 300 tỷ đồng từ nguồn vốn quốc
Xem