Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Sign In

Ngành Bưu điện với các hoạt động đền ơn đáp nghĩa

20/08/2004

Trải qua hơn nửa thế kỷ chiến đấu giành độc lập, bảo vệ Tổ quốc, hàng triệu cán bộ, chiến sĩ, đồng bào ta đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc

Trải qua hơn nửa thế kỷ chiến đấu giành độc lập, bảo vệ Tổ quốc, hàng triệu cán bộ, chiến sĩ, đồng bào ta đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Hoà trong phong trào đấu tranh ấy, ngành Bưu điện đã có gần một vạn cán bộ, chiến sĩ giao bưu, giao liên đã hy sinh, gần 8000 thương binh, bệnh binh, trong đó có gần 300 thương binh nặng. Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát huy truyền thống của ngành, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cán bộ ngành Bưu điện đã nỗ lực phấn đấu đưa ngành Bưu điện trở thành một trong những ngành đi đầu trong quá trình CNH-HĐH đất nước, xây dựng được cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại, đồng bộ, đa dịch vụ với mật độ điện thoại bình quân đạt 10,14 máy/100 dân, 95% số xã có máy điện thoại, 89,1% số xã có báo Đảng đến trong ngày, mở thêm nhiều dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng và phục vụ đông đảo người tiêu dùng. Cùng với quá trình phát triển của mình, trong nhiều năm qua, ngành Bưu điện đã đề ra nhiều phong trào và tổ chức các cuộc vận động cán bộ công nhân viên thực hiện các công việc đầy ý nghĩa trong việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng của ngành. Công tác này đã được ngành xây dựng từ năm 1989 thông qua việc vừa thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đền ơn đáp nghĩa, vừa vận động sự đóng góp tự nguyện của cán bộ công nhân viên toàn ngành. Từ nguồn quỹ xã hội tạo được, ngành Bưu điện đã trợ cấp thường xuyên cho trên 4000 người là thân nhân liệt sĩ, thương binh hạng 1,2, cán bộ hoạt động trước cách mạng tháng 8/1945, anh hùng Lao động của ngành, cán bộ ngành về hưu sống cô đơn với mức từ 10-15kg gạo/người/tháng, tổng kinh phí gần 35 tỷ đồng. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị trong ngành còn xét trợ cấp khó khăn đột xuất cho hàng ngàn người thuộc các đối tượng chính sách với tổng số tiền gần 10 tỷ đồng. Đối với 476 Bà mẹ của ngành đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, ngành đã trích quỹ tặng mỗi mẹ còn sống một sổ tiết kiệm tình nghĩa trị giá 2 triệu đồng, khi các mẹ qua đời thân nhân được hỗ trợ 1 triệu đồng. Đồng thời, phát động các đơn vị trong toàn ngành nhận nhận phụng dưỡng đến cuối đời 490 mẹ, xây dựng hơn 200 căn nhà tình nghĩa cho các mẹ trị giá mỗi căn từ 20-25 triệu đồng với tổng số tiền gần 5 tỷ đồng. Thực hiện Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác mộ, nghĩa trang liệt sĩ và đáp ứng nguyện vọng thiêng liên của thân nhân các liệt sĩ đồng đội cùng công tác, chiến đấu, ngành Bưu điện cũng đã phát động phong trào trong toàn ngành (kể c cán bộ công nhân viên chức đã nghỉ chế độ) đi tìm kiếm hài cốt, quy tập, xây dựng nghĩa trang, đài, bia tưởng niệm các liệt sĩ. Công việc trên đã được đông đo cán bộ công nhân viên hưởng ứng tích cực. Tính đến nay, các đơn vị đã tìm kiếm, cất bốc, quy tập trên 600 mộ, hài cốt liệt sĩ và đưa về các nghĩa trang liệt sĩ của ngành và địa phương để chăm sóc, đồng thời quản lý gần 6000 mộ liệt sĩ ngành. Song song với đó, ngành Bưu điện và các đơn vị thành viên đã hỗ trợ việc đi tìm hài cốt liệt sĩ gần 3 tỷ đồng, trích trên 10 tỷ đồng từ nguồn quỹ xã hội của ngành để nâng cấp, tu sửa nghĩa trang liệt sĩ ngành tại tỉnh Tây Ninh, xây dựng 4 đài tưởng niệm liệt sĩ tại TP Đà Nẵng, tỉnh Bình Định, Đăk Lăk và Quảng Trị. Các phong trào đền ơn đáp nghĩa không chỉ bó hẹp trong phạm vi ngành, hàng năm, nhân dịp các ngày lễ, Tết, ngày truyền thống ngành, ngày TBLS 27/7, ngành Bưu điện cũng thường xuyên tổ chức các đoàn cán bộ đến thăm hỏi, tặng quà cho các trung tâm nuôi dưỡng, chăm sóc thương binh với số tiền hơn 200 triệu đồng. Riêng năm 2001, ngành đã phối hợp cùng TCT Xăng dầu mua tặng Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Thuận Thành (Bắc Ninh) 1 ô tô cứu thương trị giá gần 400 triệu đồng, lắp đặt tặng Trung tâm điều dưỡng Thương binh nặng Hà Tây một tổng đài nội bộ trị giá gần 40 triệu đồng, nhận chuyển miễn cước phí quà hoặ
Xem