Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật lớn nhất cả nước, có dân số trên 6,2 triệu người (đăng ký thường trú và tạm trú dài hạn) và thường xuyên có gần trên 2 triệu người tạm trú và vãng lai. Theo khảo sát của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nguyên nhân người lao động đến sinh sống và làm ăn nhiều tại thành phố là do đây là một địa bàn kinh tế sôi động, có thị trường tiêu thụ lớn, các dịch vụ xã hội phát triển mạnh; có nhiều cơ hội học tập, tìm kiếm việc làm và phát triển sự nghiệp.
Trong quá trình phát triển, hội nhập, bên cạnh những mặt tích cực và thành tựu trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em là những khó khăn, thách thức không nhỏ mà địa phương này đang phải đối mặt. Bức xúc nhất là tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục, trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm. Theo thống kê, tại thời điểm đầu năm 2005, thành phố có 1625 trẻ em lang thang lao động kiếm sống, riêng trên địa bàn 6 quận triển khai Dự án hỗ trợ trẻ em lang thang, con số này là 580 em( tại chỗ và từ nơi khác tới). Ban quản lý dự án đã lập danh sách 775 trẻ em lang thang có nguy cơ lang thang tại chỗ đưa vào kế hoạch trợ giúp. Còn trong số 296 em lang thang tại chỗ, có khoảng 30% là tạm trú đã lâu tại địa phương. Ngoài ra, trong gần 3 năm triển khai thực hiện, Dự án còn tiếp cận được với hàng trăm lượt trẻ em lang thang thời vụ, nhiều nhất là trẻ đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Phú yên, Quảng Ngãi. Trong hoạt động quản lý trẻ em lang thang, thông qua việc phối hợp tích cực và chặt chẽ với chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể, các trung tâm bảo trợ, các mái ấm nhà mở…, suốt 4 năm qua đã có hơn 1214 em của 41 tỉnh, thành phố được hỗ trợ hồi hương, hồi gia và hỗ trợ số tiền ban đầu là 450.000 đồng /3 tháng để trở lại lớp phổ cập ban đêm hoặc học nghề và tạo việc làm. Có những trẻ không thể hồi hương, hồi gia do không còn nhớ được thông tin liên quan đến nhân thân, quê quán thì được đưa vào các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em. Tại đây, các em đều được học văn hóa, dạy nghề, trang bị các kiến thức xã hội tối thiểu để chuẩn bị cho việc ổn định cuộc sống hòa nhập cộng đồng vào năm đủ 16 tuổi. Bên cạnh đó, gia đình các em còn được hỗ trợ vay vốn làm ăn tăng thu nhập, giảm nghèo, tạo điều kiện cho trẻ giảm dần thời gian lao động, kiếm sống. Do đó, tình trạng trẻ em xin ăn, đeo bám khách du lịch trên địa bàn một số quận huyện nay đã không còn là một vấn đề nhức nhối và được giải quyết khá triệt để, giảm khoảng 60% - 70%. Trong công tác quản lý người lang thang, ăn xin và sinh sống nơi công cộng, các địa bàn dưới sự chỉ đạo quyết liệt của các cơ quan chức năng đã tiếp tục thực hiện tốt các chỉ thị và quyết định, góp phần làm giảm hẳn số trẻ em lang thang sinh sống nơi công cộng. Riêng năm 2008, có 1266 trẻ em có nguy cơ lang thang được hỗ trợ kinh phí học văn hóa, học nghề tại địa phương. Bà Phan Thanh Minh - Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Hiện nay, thành phố đã cơ bản giải quyết số trẻ em lang thang hồi gia tại chỗ và giải quyết hồi gia trẻ em lang thang về các tỉnh với số lượng lớn. Tình hình trẻ em lang thang lao động kiếm sống trên đường phố đã giảm khá nhiều. Đối với đối tượng trẻ em bị xâm hại tình dục, trong 4 năm có 385 trường hợp, trong đó có 2 trẻ em nam và hiện tượng này thường xảy ra nhiều ở các địa bàn có tốc độ đô thị hóa cao. Sau khi phát hiện, các địa phương đã tiến hành tiếp cận, hỗ trợ về tâm lý, điều trị tổn thương thể chất, hỗ trợ xã hội cho các nạn nhân. Một số trường hợp có nguy cơ đe dọa được đưa đi tạm lánh. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tình trạng này không giảm mà có xu hướng ngày càng gia tăng. Song song với những hoạt động trên, các can thiệp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng góp phần ngăn chặn các nguy cơ xấu có thể xảy ra trên đường phố, những tổn hại sức khỏe, hoặc tình trạng bị hành hạ ngược đãi của trẻ em. Bên cạnh đó, việc chuyển hướng can thiệp tập trung vào nhóm có nguy cơ cao thông qua công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức, giáo dục kỹ năng sống và thực hiện các hỗ trợ xã hội, cung cấp các dịch vụ an sinh, giáo dục nhằm giúp trẻ em và gia đình ổn định tránh rơi vào hoàn cảnh đặc biệt cũng đã giúp giảm một lượng lớn trẻ em lang thang trong thành phố.. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em cũng còn một số hạn chế như: Số trẻ bị xâm hại tình dục được phát hiện chưa kịp thời và