Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Sign In

Hiệu quả từ việc dạy nghề cho nông dân

10/11/2004

Năm nay, Vĩnh Long được đầu tư 500 triệu đồng làm điểm mở các lớp dạy nghề nông thôn. Mỗi lớp học từ 13 đến 30 ngày tùy theo từng nghề khác nhau. Các nghề có nhiều học viên tham gia như chăn nuôi lợn hướng nạc và bò lai sind, trồng nấm rơm, nấm bào ngư, làm đồ gốm, dệt chiếu thảm xuất khẩu, thêu rua, sản xuất cầu lông. Qua khảo sát của các địa phương, nhiều lao động sau khi học nghề đã tìm được việc làm, một số lao động mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất quy mô lớn như trồng nấm rơm, nấm bào ngư. Các lớp dạy nghề gốm thu hút nhiều lao động ở các huyện Mang Thít, Long Hồ - nơi có các làng nghề sản xuất gốm phát triển theo học và hầu hết số học viên sau khi học nghề đều có việc làm.

Được tỉnh giao quyền chủ động tổ chức lớp học, các Trung tâm đã mở nhiều lớp dạy nghề cho lao động nông thôn. Ban quản lý dự án tăng cường giám sát, kiểm tra, nâng cao chất lượng và tạo điều kiện để học viên được tham quan thực tế tại các mô hình thí điểm, gắn lý thuyết với thực hành. 10 tháng qua, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Vĩnh Long đã phối hợp với các Trung tâm dạy nghề các huyện, thị mở 113 lớp dạy nghề cho trên 4.500 lao động nông thôn.Nhờ đó, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Vĩnh Long hiện nay là 75,77%; tăng 1,31% so với cuối năm 2003 Phạm Thị Bình
Xem