Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Sign In

Bình Dương: Đẩy mạnh dạy nghề tiến tới đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề cho các KCN,KCX

20/08/2004

Bình Dương: Đẩy mạnh dạy nghề tiến tới đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề cho các KCN,KCX

Nguyễn Thị Kim Giám đốcơ sở LĐ-TBXH Số lao động ngoại tỉnh chiếm 70% tổng số lao động tại các doanh nghiệp, con số này là 90% trong các KCN Lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 31%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 23% Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, và hiện đang là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước với 13 KCN, trong đó có 11 khu đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 6200 ha. Ngoài các khu công nghiệp, Bình Dương còn phát triển các cụm công nghiệp thuộc huyện Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên. Nhờ sự phát triển mạnh của các KCN, cụm công nghiệp nên tình hình kinh tế, xã hội của Bình Dương những năm gần đây đã có sự chuyển biến rõ rệt. Năm 2003, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 15,3%, GDP bình quân đầu người đạt 11,6 triệu đồng/năm. Nếu như cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 1995 là công nghiệp 25,5%, dịch vụ 24,48%, nông nghiệp 50% thì đến 2003, tỉnh đã thực sự là một tỉnh công nghiệp phát triển với cơ cấu kinh tế tưng ứng: công nghiệp 62%, dịch vụ 26% và nông nghiệp chỉ còn 12%. Thực tế này đòi hỏi Bình Dương phải quan tâm đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề nhằm cung ứng kịp thời lực lượng lao động giúp các doanh nghiệp có đủ số lượng công nhân để phát triển sản xuất, phục vụ cho sự phát triển công nghiệp ngày càng đa dạng. Kết quảả đạt được từ những nỗ lực Ngay từ giữa tháng 6 năm 2001, UBND tỉnh đã quyết định phê duyệt đề án Quy hoạch mạng lưới dạy nghề 2001-2010. Theo đó, mục tiêu của đề án là phấn đấu đến 2010 xây dựng được hai hệ thống dạy nghề: hệ thống dạy nghề đại trà (gồm các Trung tâm dịch vụ việc làm, trường dạy nghề dân lập, trung tâm dạy nghề của các đoàn thể, các trường cao đẳng, đại học, trung cấp, các doanh nghiệp, các làng nghề truyền thống có dạy nghề ) và hệ thống Trường, Trung tâm dạy nghề chất lượng cao (gồm các trường dạy nghề của tỉnh, Trường dạy nghề TW đóng trên địa bàn tỉnh, Trung tâm dạy nghề chất lượng cao). Từ hai hệ thống đào tạo này, sẽ tăng cơ hội học nghề cho mọi đối tượng có nhu cầu, từ đó tỉnh sẽ từng bước phổ cập nghề, đào tạo được nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao cung ứng cho thị trường lao động, chủ yếu là các KCN. Có thể nói, đề án quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề của Bình Dương đã đáp ứng nhu cầu bức xúc của xã hội, phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước, nhờ vậy mà công tác đào tạo nghề của địa phương những năm gần đây đã có bước chuyển mình đáng kể. Công tác quản lý Nhà nước về dạy nghề đã đi vào nề nếp; đội ngũ giáo viên dạy nghề được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao; cơ sở vật chất, chương trình, giáo trình được tu sửa, nâng cấp, đổi mới từng bước phù hợp với yêu cầu của thực tiễn sản xuất và thị trường lao động; hoạt động dạy nghề được xã hội hoá với nhiều thành phần tham gia mở trường và cơ sở dạy nghề, hình thức và ngành nghề đào tạo đa dạng, phong phú, đáp ứng linh hoạt theo nhu cầu của người học. Trong 3 năm (2001-2003), tổng số vốn đầu tư cho phát triển mạng lưới dạy nghề là hơn 140 tỷ cho cả xây dựng, mua sắm trang thiết bị và đào tạo học viên, giáo viên. Trong đó, vốn từ ngân sách Nhà nước (TW, địa phương) là 130 tỷ, chiếm 90%, vốn từ các nguồn khác như tư nhân, liên doanh, tổ chức từ thiện trong và ngoài nước, các nhà đầu tư, doanh nghiệp... trên địa bàn tỉnh là 10 tỷ, chiếm 10%. Nhờ sự quan tâm này mà đội ngũ giáo viên được củng cố với hơn 2000 người được đào tạo mới và đào tạo lại trong 3 năm, tổng số cơ sở đào tạo trên địa bàn tăng từ 20 lên 26 đn vị (tăng 6 đn vị so với năm 2002), bao gồm 15 cơ sở công lập (trong đó có 4 trường và một trung tâm dạy nghề thuộc TW quản lý), 11 cơ sở tư nhân. Theo đó, quy mô đào tạo cũng được nâng lên từ 11.520 người (năm 2001) lên 15.500 (năm 2004). Và điều tự hào nhất là Bình Dương có Trung tâm đào tạo Kỹ thuật Việt Nam – Singapore - một trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật chất lượng cao hiện đại nhất cả nước. Đặc biệt, quan tâm đến chất lượng cũng như đẩy mạnh phong trào dạy và học nghề, năm 2003
Xem