Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Sign In

Lực lượng lao động Hà Nội tăng nhanh về số lượng và có bước tiến mới về chất lượng

31/07/2009

Trong 2 năm 2006- 2007, dân số Hà Nội tăng gần 212.000 người, số người trong độ tuổi lao động tăng 133.741 người (bình quân tăng 66.870 người/năm), số lao động tham gia hoạt động kinh tế tăng 68.065 người (bình quân tăng 34.000 người/năm.

Từ 1-8-2008, do thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-QH về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, trên cơ sở hợp nhất Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hà Tây, huyên Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc tỉnh Hoà Bình, dân số Hà Nội tăng từ 3,556 triệu người trước 1-1-2008 lên 6,4 triệu người sau khi hợp nhất, dân số trong độ tuổi lao động tăng từ 2,256 triệu lên 4,3 triệu người, trong đó số lao động tham gia hoạt động kinh tế là 3,2 triệu người, quy mô cung lao động khoảng 170.000 người/năm, tương ứng 5,34% số lao động tham gia hoạt động kinh tế toàn thành phố. Về chất lượng lao động, trong những năm qua, công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, triển khai với nhiều chương trình, giải pháp đồng bộ, có hiệu quả, tạo ra sự chuyển biến tích cực. Quy mô và chất lượng đào tạo nghề từng bước đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực công nhân kỹ thuật cho sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô. Tính đến tháng 4/2009, thực hiện xã hội hoá công tác dạy nghề, toàn thành phố có 279 cơ sở dạy nghề víi ®a d¹ng së h÷u vµ cÊp ®é ®µo t¹o . Đồng thời với việc phát triển các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, để đào tạo được lực lượng công nhân kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thủ đô, thành phố đã tập trung đầu tư xây dựng mới Trường đào tạo công nhân kỹ thuật cao tại Tây Mỗ, Từ Liêm để đào tạo 4 nhóm ngành chủ yếu là : Cơ khí, điện, điện tử, Tin học với quy mô 3.000 học sinh/năm (sÏ hoµn thµnh x©y dùng c bn vµo quý 3/2009, l¾p ®Æt thiÕt bÞ vµo quý 2/2010 vµ cã thÓ ®i vµo ho¹t ®éng cuèi n¨m 2010 ); n¨m 2009 b¾t ®Çu triển khai dự án ®Çu t­ x©y dùng Trường Đào tạo công nhân kỹ thuật cao Việt - Hàn (tại Nguyên Khê, Đông Anh) với quy mô đào tạo 3.000 học sinh/năm. Với hệ thống cơ sở dạy nghề ngày càng được tăng cường cả số lượng và chất lượng, số lao động được dạy nghề cũng ngày một tăng lên, đáp ứng yêu cầu cung lao động cho sản xuất, từ 68.500 lao động được đào tạo năm 2006, tăng lên 77.500 lao động năm 2007 (Hà Nội cò) và 117.000 lao động năm 2008 (Hà Nội mở rộng). Ngoài đào tạo chính quy, thành phố đã chỉ đạo tổ chức dạy nghề, truyền nghề cho 14.000 lao động nông thôn, lao động trong các làng nghề, trong đó có 3.500 lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, 1.803 người nghèo, 1.123 người tàn tật, 6.738 người cai nghiện ma tuý. Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề ngày một tăng lên, từ năm 2006- 2008 đạt 550 tỷ đồng, trong đó thành phố tập trung đầu tư cho tăng cường trang thiết bị dạy và học nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, xây dựng, đổi mới giáo trình, chương trình giảng dạy nghề cho học sinh; Tăng cường đầu tư kinh phí cho dạy nghề ngắn hạn nông thôn, người nghèo, người tàn tật, người sau cai nghiện ma tuý. Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống đối với lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng đã được thành lập với nguồn vốn ban đầu là 50 tỷ đồng. Nhờ đó, chất lượng đào tạo nghề ngày một nâng cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 95%, tỷ lệ học sinh có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 70%, có nhiều trường dạy nghề đạt 100% số học sinh ra trường có việc làm. Năm 2006 và 2008, đoàn học sinh học nghề của Hà Nội tham gia Hội thi Tay nghề Quốc gia đạt giải Nhất toàn đoàn, 100% học sinh đi dự thi tay nghề ASEAN đều đạt giải cao. Theo đánh giá của người sử dụng lao động, kỹ năng nghề của lao động thủ đô đã qua đào tạo nghề trên 30% đạt khá giỏi, gần 59% đạt loại trung bình. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn thành phố đạt 45%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 23% (tốc độ tăng 3,5% năm), tuy nhiên, chất lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phân bố không đều, tập trung ở vùng đô thị, các quận nội thành, lao động qua đào tạo nói chung, ®µo t¹o nghÒ nãi riªng ở khu vực nông thôn còn thấp./.
Thảo Lan
Xem